Những mâu thuẫn giữa người mua hàng với bên bán hàng

Trong nền kinh tế ngày càng thương mại hóa như hiện tại, thì việc mua hàng và bán hàng cần phải có sự thăng tiến về các mảng trực tiếp và trực tuyến. Do đó cũng kéo theo nhiều mâu thuẫn giữa phương pháp bán hàng và người mua hàng, đặc biệt là các mặt hàng có tính ứng dụng cao như thiết bị rửa - sửa xe. Vậy những vấn đề đó là gì và phải làm gì để giải quyết những mâu thuẫn đó?

Mâu thuẫn phát sinh từ đâu?

Trong tất cả mọi vấn đề nhất là liên quan đến kinh tế luôn xuất hiện 2 vấn đề tiêu cực và tích cực. Nếu mọi người nhìn nhận theo chiều hướng tích cực sẽ ít có các xung đột hơn. Vì thế ta có thể thấy được nhiều sự cạnh tranh trên thương trường và người mua chính xác là người chịu nhiều tác động nhất.

Ví dụ: như khách hàng chọn mua một chiếc máy lạnh và đang phân vân giữa 2 địa điểm A và B. Khách hàng sẽ thông báo cho 2 bên rằng, đối phương đang có sự cạnh tranh về giá cả với bên còn lại. Từ đó, 2 đơn vị sẽ nổ ra xung đột về các chính sách. Có hai trường hợp có thể xảy ra với khách hàng: thứ nhất, người mua có được mức giả rẻ ưng ý nhất; thứ hai, bên bán được hàng với mức giá sát sàn (đương nhiên họ sẽ không nằm trong trường hợp lỗ) sẽ ít chăm sóc lại những phân khúc khách hàng như vậy, nhất là các trường hợp gọi không nghe máy khi khách cần thay thế phụ tùng. Các trung tâm thương mại lớn, công ty thường hiếm khi phá vỡ quy tắc giảm giá quá nhiều cho khách trước khi có sự cho phép từ cấp trên.

Cái gì cũng có cái giá của nó. Khi bạn đã yêu cầu quá mức về mặt chi phí thì sẽ phải đánh đổi cho những khía cạnh khác. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn, thì bạn sẽ nhận ra rằng những cái lợi không chỉ ở trước mắt mà nó còn ở phương diện lâu dài.

Ví dụ: nếu bạn ở phương diện người bán hàng hay bất cứ phương diện nào thì bạn cũng sẽ có cảm tình với những vị khách dễ mến, trả giá không quá gay gắt như trả từ 4 triệu xuống còn 1 triệu. Chúng tôi thường gợi ý cho khách hàng nhiều lực chọn khi tư vấn trọn bộ thiết bị cho garage sửa ô tô, vì thế người mua không cần quá phân vân, lo lắng khi không tìm được mẫu thích hợp. Nếu hai bên không có cảm tình ngay từ lúc mua hàng thì chỉ đáp ứng được về mặt giải quyết chi phí, còn phần bảo hành khó được chỉn chu như những vị khách khác.

Đặc điểm nhận biết các nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn

Thứ nhất là về mặt chi phí. Khi người mua có yêu cầu quá cao về hình thức nhưng lại đề nghị giảm tối đa chi phí, điều đó giúp ta nhận ra một phần sự mâu thuẫn hiện có đến từ phía người mua hàng.
Thứ hai là về mặt niềm tin. Bên bán hàng muốn nhận tiền nhưng không mang đến niềm tin cho khách hàng. Vấn đề này xuất phát phần lớn là từ mảng bán hàng online.
Thứ ba là về thời gian giao hàng. Khách muốn mua hàng nhưng không chịu để lại số điện thoại hay bất kỳ thông tin cụ thể và sẵn sàng bom hàng bất cứ lúc nào. Còn bên bán hàng thì giao chậm trễ thời gian dự kiến.
Cuối cùng là về thái độ. Không ai có thể chịu đựng được người khác cục súc với mình cho dù là các "thượng đế". Thái độ giữa hai bên sẽ quyết định mâu thuẫn và sự hợp tác lâu dài.

Cách kết thúc các mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán hàng

Bạn có thể tham khảo các vấn đề giữa khách hàng và garage để biết thêm thông tin về các mâu thuẫn cơ bản giữa người sử dụng và người dùng dịch vụ.

- Bên phía người mua: phải có cái nhìn tích cực, hành vi mua hàng văn minh.
- Bên phía người bán hàng (trực tiếp hay online): phải gây dựng niềm tin cho khách hàng, bán hàng uy tín, hàng thật không làm giả "treo đầu dê bán thịt chó", giá công khai đặc biệt trên các website, có địa chỉ rõ ràng.
Mâu thuẫn giữa khách hàng và người bán hàng luôn là vấn đề muôn thuở, không bao giờ kết thúc. Vì thế chỉ khi hai bên có sự đồng cảm, cái nhìn tích cực hơn thì may ra. Nếu bạn có nhu cầu tham khảo về các mặt hàng thiết bị, công nghiệp hãy ghé thăm spro.vn để biết thêm chi tiết nhé.



Nhận xét

Đăng nhận xét